Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện Dự thảo Quy định Chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thứ năm - 26/05/2022 17:43 357 0
Ngày 26/5/2022, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện Dự thảo Quy định Chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các các ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh. Chủ trì Hội nghị: ông Nguyễn Xuân Vĩnh - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị
Theo báo cáo đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định thì đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025 định hướng đến năm 2035 đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2018 nhưng diện tích rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn thực hiện từ năm 2016 đến năm 2021 mới có 3.175,8 ha, đạt 31,7% kế hoạch 10.000 ha của giai đoạn 2016-2025. Nguyên nhân trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn không đạt kế hoạch là do hạ tầng lâm nghiệp không đáp ứng nhu cầu sản xuất; chi phí trồng rừng gỗ lớn cao, thời gian kéo dài tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng chưa có chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Chính vì vậy, việc quy định chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn nhằm hỗ trợ kinh phí trồng và chăm sóc rừng cho các chủ rừng là hộ gia đình và cá nhân, góp phần đẩy nhanh tiến độ trồng rừng cây gỗ lớn cung cấp cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh, nâng cao giá trị rừng trồng và tăng thu nhập cho người trồng rừng.
mg 5719
các đại biểu tham gia phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự Hội nghị cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo đồng thời có 10 ý kiến tham gia tại Hội nghị xoay quanh các nội dung sau: người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn, phải có những chính sách hỗ trợ về vốn vay cũng như giao quyền sử dụng đất để người dân yên tâm trồng rừng; cần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện liên kết với người dân tạo thành các chuỗi sản xuất - chế biến - xuất khẩu cây gỗ lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao; cần tính toán đến việc mua bảo hiểm cho rừng gỗ lớn để doanh nghiệp và người dân đảm bảo nguồn vốn tái sản xuất khi có thiên tai xảy ra; đề nghị xem xét việc hỗ trợ rừng trồng cây gỗ lớn theo danh mục chống trợ cấp hàng hóa theo nguyên tắc và quy định của Tổ chức Thương mại WTO…
Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội đã giải trình, cung cấp thêm thông tin làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung dự thảo Chương trình mà đại biểu dự hội nghị tham gia ý kiến. 
mg 5741
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu kết luận tại Hội nghị
Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Vĩnh - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đánh giá cao sự chuẩn bị của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, trên cơ sở dự thảo, đa số đại biểu tham gia góp ý bằng văn bản và đại biểu tham dự tại hội nghị đồng tình và thống nhất cao về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng dản xuất cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề nghị cơ quan chủ quản soạn thảo dự thảo chính sách cần xem xét tính khả thi của chính sách khi ban hành và triển khai vào thực tiễn; cân nhắc, xem xét mức hỗ trợ cần phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu của đối tượng được hỗ trợ, thủ tục vay vốn cho người trồng rừng cần cụ thể sát thực tế, linh hoạt, tránh thủ tục rườm rà; cần bổ sung thẩm quyền và trách nhiệm cho các cơ quan ở địa phương đặc biệt là trách nhiệm của đối tượng được hỗ trợ; nghiên cứu chính sách theo hướng lồng ghép bổ sung, hỗ trợ cho người đồng bào tham gia thực hiện chính sách phát triển rừng trồng cây gỗ lớn… đồng thời, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có báo cáo giải trình các ý kiến tại hội nghị sau phản biện để Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh thông báo đến các đại biểu.

Tác giả bài viết: Anh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây