Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh thực hiện Chương trình "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường", ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ năm - 13/02/2020 10:58 260 0
Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đẫ và đang thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Ở Việt Nam những năm qua, công tác bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.
IMG 5515 (FILEminimizer)
IMG 5515 (FILEminimizer)

Những kết quả đạt được

Năm 2003, thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị quyết số 41-NQ/TW nagfy 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đưa nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một trong sáu nội dung quan trọng của Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Ngày 28/10/2004, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường ký kết Nghị quyết liên tịch số 01 về việc phối hợp thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia.

 

Từ năm 2013 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị lền thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương ( Khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 35/NQQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa nhiệm vụ bảo vệ  môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm và Chương trình "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường".

 

Đến nay, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong hệ thống Mặt trận đã đạt được kết quả nổi bật, đó là:

 

Thứ nhất, trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên; đặc biệt là nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân cư; trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong vận động, hướng dẫn, tố chức cho nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực về bảo vệ môi trường ở địa bàn dân cư. Biểu dương, tôn vinh và nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến bảo vệ môi trường.

 

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo các cơ quan báo chí mở các chuyên mục: "Môi trường quanh ta"; "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường"; "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ môi trường";"Môi trường và sức khỏe" trên các phương tiện thông tin. truyền thông của Mặt trận; các chuyên mục "Đại đoàn kết" trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam; "Đoàn kết là sức mạnh" trên kênh VOVTV của Đài Tiếng nói Việt Nam,... Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh trong những đợt cao điểm, như: kỷ niệm Ngày môi trường thế giới (5/6) hằng năm, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; Tuần lễ làm cho thế giới sạch hơn; Giờ Trái đất,... Tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ Mặt trận ở các cấp.

 

Thứ hai, Ủy ban Trung ướng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo đưa nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một  trong năm nội dung Cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng nông mới mới, đô thị văn minh", đó là:"Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp". Cụ thể đã vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường; tổng xây xanh; xây dựng các mô hình cổng nhà sân vườn, đường làng ngõ xóm, khu phố sáng - xanh - sạch - đẹp. Hướng dẫn để người dân biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu và và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Ở nông thôn, vận động nhân dân trồng cây xanh, bóng mát; quy hoạch vườn, ao, chuồng và các công trình vệ sinh, nhà tắm đảm bảo mỹ quan và môi trường. Ở đô thị, vận động nhân dân giữ gìn cảnh quan sạch, đẹp; phân loại và thu gom rác thải đúng quy định; xây dựng, bảo vệ công viên, khu vui chơi, điểm sinh hoạt văn hóa công cộng. Vận động nhân dân giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; phát huy hiệu quả các hoạt động tự quản của cộng đồng trong việc giám sát công tác quản lý đất đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ở địa phương; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; sử dụng đồ dùng tiết kiệm năng lượng. Đến hết năm 2017, cả nước có 4.859 xã đạt tiêu chí Môi trường và An toàn thực phẩm (chiếm tỷ lệ 54,4%); có khoảng 27 tỉnh, thành phố có kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông thôn)...

 

 Tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình điểm Khu dân cư bảo vệ môi trường với phương thức: Ở mỗi tỉnh, thành phố, tùy theo đặc điểm của các loại hình khu dân cư vùng thành thị, nông thôn, miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biển, vùng có đông đồng bào tín đồ các tôn giáo để lựa chọn 2 khu dân cư xây dựng mô hình điểm bảo vệ môi trường; từ đó rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng mô hình tại các địa phương và trong cả nước. Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng và nhân rộng hàng nghìn mô hình điểm với tên gọi, hình thức, nội dung hoạt động rất phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện ở địa phương như: “Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”; “Khu dân cư thực hiện hài hoà xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường”; “Khu dân cư thực hiện tang văn minh, tiến bộ và bảo vệ môi trường”; mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu... Trong đó, năm 2017, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng mới 94 mô hình tại 47 tỉnh, thành phố; năm 2018, hỗ trợ xây dựng 100 mô hình mới tại 50 tỉnh, thành phố.

 

 báo cáo trước các kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Tổ chức góp ý kiến, phản biện xã hội vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, như: dự thảo Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo; dự thảo Luật Khí tượng thủy văn,… Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp tổ chức các đợt giám sát việc quản lý, xử lý tình trạng khai thác cát sỏi trái phép gây sạt lở các bờ sông và tác động tiêu cực đến môi trường sống của nhân dân; về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống, các bãi tập kết rác thải; việc sử dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp ở các địa phương...

Hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trong cộng động dân cư được duy trì ngày càng nền nếp, hiệu quả. Ở nhiều khu dân cư, việc tổng vệ sinh, làm sạch cảnh quan, giữ gìn môi trường sáng - xanh - sạch – đẹp được duy trì nền nếp hằng tuần vào sáng thứ 7, hoặc ngày Chủ nhật. Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền về nội dung bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Qua đó đã có tác dụng tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường ở các khu dân cư, đặc biệt là đã phát huy được vai trò của mọi người dân, hộ gia đình và cộng đồng tự giác tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Bước đầu đã hình thành được thói quen, phương pháp thực hiện trách nhiệm giám sát và tự giám sát thực hiện các quy định bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư. Đồng thời người dân đã nêu cao trách nhiệm giám sát việc bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn khu dân cư.

Để thực hiện tốt Chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như:

1. Đẩy mạnh và đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, mọi người dân và toàn xã hội về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Ban Công tác Mặt trận tiếp tục vận động nhân dân thực hiện và nhân rộng các mô hình điểm bảo vệ môi trường, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường góp phần xây dựng diện mạo khu dân cư nông thôn mới, đô thị văn minh sáng - xanh - sạch - đẹp, khu dân cư tiêu biểu. Duy trì tổ chức ký cam kết đến từng hộ gia đình, từng khu dân cư về bảo vệ môi trường, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của chương trình bảo vệ môi trường.

Đối với các xã đã về đích nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tập trung vận động nhân dân duy trì và nâng cấp tiêu chí số 17 về môi trường, hiện đại hóa quy trình thu gom và xử lý rác thải, nước thải, khí thải, tích cực xây dựng cảnh quan môi trường trong sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh.

Đối với các xã chưa về đích, chưa hoàn thành tiêu chí số 17, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động nhân dân tự giác tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thành lập, kiện toàn các tổ tự quản, xây dựng khu vực thu gom và xử lý rác thải, nước thải, trồng cây xanh… xã hội hóa các nguồn lực hoàn thành tiêu chí số 17.

3. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường; xử lý kiên quyết, nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ sở.

4.Tăng cường hoạt động phối hợp với ngành Tài nguyên - Môi trường trong công tác giám sát, kiểm tra, tập hợp ý kiến nhân dân về việc triển khai thực hiện các nội dung chương trình, dự án liên quan đến môi trường, đặc biệt là các vùng nông thôn, khu công nghiệp. Phối hợp xác định nội dung, nhiệm vụ và cấp kinh phí tương ứng thực hiện xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm khu dân cư bảo vệ môi trường phù hợp với công tác tuyên truyền, vận động, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương, khu dân cư.


Theo tạp chí Mặt trận số 178+179/2018

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây