Hội nghị phản biện xã hội dự thảo “Đề án phát triển nông, lâm, thủy sản huyện Phù Cát đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”

Thứ hai - 03/04/2023 09:29 231 0
Chiều 30/3/2023, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Phù Cát tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo “Đề án phát triển nông, lâm, thủy sản huyện Phù Cát đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”.
Đ/c Võ Văn Long - UV.BTV Huyện ủy - Trưởng ban Ban Dân vận Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện
Đ/c Võ Văn Long - UV.BTV Huyện ủy - Trưởng ban Ban Dân vận Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện
Tham dự Hội nghị có Đ/c Võ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy – Trưởng ban Ban Dân vận - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; Phạm Dũng Luận - Huyện ủy viên Phó Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí lãnh đạo: Phòng NN&PTNT, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài chính& Kế hoạch và các thành viên Ban tư vấn Dân chủ - Pháp luật - Kinh tế  - Xã hội huyện.
z4233237621609 adb425c178d7de0294640f08166a8374
NhãnĐ/c Phạm Dũng Luận - Huyện ủy viên - Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu ý kiến tại hội nghị
Đề án phát triển nông, lâm, thủy sản huyện Phù Cát đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 gồm 5 phần, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện và nội dung phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra giải pháp và tổ chức thực hiện… Theo đề án, huyện Phù Cát sẽ định hướng phát triển 5 vùng sản xuất nông nghiệp gồm: vùng định hướng phát triển cây trồng ngắn ngày; vùng định hướng phát triển sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao, cây ăn quả, rau các loại; vùng định hướng phát triển ngư nghiệp, diêm nghiệp; vùng định hướng phát triển vùng chuyên trồng rau, cây trồng cạn ngắn ngày ứng dụng công nghệ cao, sản xuất lúa thương phẩm, lúa giống, phát triển chăn nuôi và vùng định hướng phát triển nông nghiệp đô thị. Trong phát triển nông nghiệp chú trọng đẩy mạnh ứng dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, công nghệ tưới tiêu hiện đại, sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sảnxuất tập trung với các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… từng bước giải phóng sức lao động và nâng cao giá trị sản xuất, phấn đấu đến năm 2025 đạt giá trị canh tác 150 triệu đồng/ha và đến năm 2030 đạt 180 triệu đồng/ha.
z4233237626160 3d0cadc289a58766f6b1708b5bfa65b8
Đ/c Nguyễn Văn Lê - Huyện ủy viên - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện
Phát biểu ý kiến tại hội nghị
Tại đây, các thành viên Ban tư vấn Dân chủ - pháp luật - kinh tế - xã hội huyện và lãnh đạo các ngành, hội, đoàn thể cũng nêu lên một số ý kiến, đề nghị đơn vị thực hiện đề án điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với điều kiện và lợi thế của địa phương như: quy hoạch mỗi vùng sản xuất phải phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, chú trọng phát triển các cây trồng, vật nuôi thế mạnh, có hiệu quả kinh tế cao, chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, cần có giải pháp, lộ trình cụ thể để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, quan tâm chú trọng đến việc tạo đầu ra nông sản…; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân bằng những mô hình, cách làm thực sự hiệu quả để tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân…

Tác giả bài viết: Diệu Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây